Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Cụ thể là những gì, thưa bà?

– Quy định yêu cầu công ty tài chính phải tính lãi chậm trả trên dư nợ gốc quá hạn và tiền lãi quá hạn là điểm mới trong dự thảo. Tuy nhiên, quy định này không thể áp dụng trên sản phẩm lãi suất 0% vì lãi phạt trên dư nợ gốc quá hạn dựa trên lãi trong hạn, mà lãi trong hạn với sản phẩm là 0%. Việc này sẽ làm mất đi ý nghĩa của các chế tài cho những khách hàng vi phạm cam kết tại hợp đồng vay, đồng thời gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát nợ xấu.

Quy định này có thể khiến các công ty tài chính không thể tiếp tục cung cấp những sản phẩm cho vay trả góp lãi suất 0%, khiến người dân mất đi khả năng tiếp cận với các sản phẩm có lãi suất ưu đãi này. Ngoài ra, với những doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn và việc quản lý, phê duyệt khoản vay đều được tự động hóa trên hệ thống, việc thay đổi cách tính lãi phạt sẽ làm tăng chi phí cho công ty vì phải cấu trúc lại hệ thống từ lõi.

Quan trọng hơn, việc tính lãi phạt theo cách Dự thảo yêu cầu sẽ khiến mức phạt của khách hàng thay đổi theo từng ngày, và sẽ rất khó khăn cho công ty tài chính giải thích một cách rõ ràng, dễ hiểu cho khách hàng.


– Theo bà, để có thể tháo gỡ những khó khăn đó thì bản dự thảo nên được góp ý ra sao trước khi trở thành Thông tư, có hiệu lực?

– Chúng tôi hiểu rằng điều khoản này nhằm bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi việc bị áp dụng nhiều chế tài cho cùng một hành vi vi phạm hoặc mức phạt quá cao đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước có thể cho phép công ty tài chính đưa ra một mức phạt vi phạm hợp đồng áp dụng cho bất kỳ hành vi vi phạm cam kết nào, bao gồm cả vi phạm nghĩa vụ thanh toán, theo phần trăm hoặc một số tiền cụ thể nhưng hợp lý nhằm đảm bảo tính minh bạch và dễ hiểu.

Điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn trách nhiệm thanh toán tiền vay đúng hạn, qua đó, gián tiếp giảm nợ xấu của các công ty tài chính. Quy định này cũng phù hợp với quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự năm 2015 sắp có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2017 tới đây.

– Như bà vừa trao đổi, dự thảo nhằm đảm bảo tính minh bạch bảo vệ người tiêu dùng. Đứng ở góc độ bên cho vay, trách nhiệm của công ty tài chính là như thế nào?

– Không chỉ người tiêu dùng cần nâng cao kiến thức tài chính, mà các công ty tài chính cũng phải minh bạch và thực hiện cho vay có trách nhiệm hơn. Dự thảo quy định rõ ràng về nghĩa vụ minh bạch của doanh nghiệp và những thông tin họ cần cung cấp cho người tiêu dùng khi cấp khoản vay, ký hợp đồng là một đổi mới quan trọng. Mục tiêu của việc này là lành mạnh hóa thị trường tín dụng tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Công ty Home Credit chúng tôi rất hoan nghênh những quy định mới này

Chủ đề cùng chuyên mục:

đáo hạn ngân hàng
vay tien ngan hang vietcombank
thủ tục vay vốn ngân hàng sacombank

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét