Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Ngân hàng "được mùa" bán tài sản

cho vay thế chấp sỏ đỏ

Từ khi VAMC thu giữ thành công dự án Saigon One Tower nhờ áp dụng Nghị quyết 42, hàng loạt các ngân hàng thương mại rao bán tài sản bảo đảm...

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nguồn tài chính từ việc bán tài sản đảm bảo này bổ sung đáng kể vào thu nhập ngân hàng, từ đó tạo điều kiện để giảm lãi suất.
[​IMG]

Theo VAMC, trong nửa năm gần đây, định chế này liên tục tiến hành các phiên đấu giá tài sản bảo đảm mua về từ trước và hầu hết đều thành công.

Thoải mái rao bán nợ
vay tien xay nha tra gop


Đơn cử, ngày 20/11/2017, trên cơ sở Ủy thác của VPBank, VAMC thông báo thu giữ tài sản bảo đảm tại thửa đất số 47, tờ bản đồ số 68, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội do bên vay không trả được nợ sau nhiều lần được ngân hàng gia hạn.

Hoặc, ngày 23/12/2017, VAMC cũng thông báo đấu giá món tài sản bảo đảm tại Ngõ 189 Cầu Diễn, Kiều Mai, Bắc Từ Liêm với mức giá khởi điểm gần 13 tỷ đồng và một món khác với giá khởi điểm 21,1 tỷ đồng tại Miêu Nha, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là những tài sản của Công ty Cổ phần Hồng Đô và Công ty Cổ phần Longman Việt Nam vay ngân hàng không trả được nợ trong nhiều năm liền.

Không chỉ có các ngân hàng lớn thông báo bán đấu giá mà cả những ngân hàng trung bình cũng rao bán rầm rộ. Chẳng hạn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân (NCB) rao bán 14 xe Kia Morning của một khách hàng vay tại Hải Phòng hoặc một món khác là đất nền có diện tích 2.694,5 m2, giá bán khoảng 1,8 tỷ đồng. Trước đó, NCB cũng thông báo thu giữ 8 món tài sản bảo đảm tại Đồng Tháp và Long An và tất cả đều là quyền sử dụng đất.

Nếu như trước đây, việc thông báo bán đấu giá tài sản thường im ắng, chỉ có các bên liên quan biết với nhau thì nay, hầu hết đều được các ngân hàng thông báo rộng rãi trên cổng thông tin của mình và cổng thông tin VAMC. Lý do ở đây là các ngân hàng lo ngại con số nợ xấu bị lộ ra, ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và đánh giá tín nhiệm. 

Tuy nhiên, khi số liệu nợ xấu toàn ngành được minh bạch, kèm theo đó là yêu cầu bắt buộc bán bớt sang VAMC những khoản khó xử lý để tạm thời làm sạch sổ sách, qua đó cải thiện quan hệ tín dụng giữa bên vay và bên cho vay, các tổ chức tín dụng đã không thể che giấu mãi tình trạng tài chính của mình.

Đặc biệt, kể từ sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 42, cho phép mở ra cơ chế huy động tổng lực hệ thống chính trị nhập cuộc xử lý tình trạng chây ỳ, một lượng lớn nợ xấu được xử lý ở hầu hết các ngân hàng. 
cho vay đáo hạn ngân hàng

Trong đó, có rất nhiều đơn vị như Vietcombank đã trích lập xong và đòi toàn bộ số nợ từ VAMC để tự xử lý ngay từ 2017. Hoặc các đơn vị khác như VietinBank, LienVietPostBank cũng đưa ra lộ trình lấy lại các khoản nợ bán từ VAMC trong năm 2018.

Hoặc, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018, ông Dương Công Minh, chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank cho biết, nhờ hỗ trợ tích cực từ cơ chế của Nghị quyết 42, đã góp phần quyết định để ngân hàng này xử lý xong 19 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2017.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét