Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Nhân viên ngân hàng ra đường tiếp thị

Hơn 400 nhân viên VietBank đã xuống đường chủ động tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, bán chéo sản phẩm.

Vài năm gần đây, nhân sự ngành ngân hàng có nhiều biến động. Nhiều người nhảy việc hoặc chuyển ngành vì lĩnh vực này đã không còn ở thời hoàng kim, như 8 tiếng mỗi ngày ngồi trong máy lạnh thong thả đếm tiền, thực hiện các công việc nhẹ nhàng mà vẫn nhận lương, thưởng đều đặn.


Hơn 400 nhân viên sales của VietBank vừa ra quân tiếp thị tại 46 tuyến đường của TP HCM.

Với những người trụ lại trong ngành đều chịu áp lực rất lớn về cắt giảm lương, chỉ tiêu kinh doanh, phát triển khách hàng. Đồng thời họ phải liên tục thay đổi để thích nghi với tình hình kinh tế tài chính khó khăn chung.

Do đó, thời gian qua, nhiều ngân hàng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời, các chương trình thực tế tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên chủ động tiếp cận khách hàng, tư vấn các sản phẩm dịch vụ nhằm hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Một lần nữa, xem xét dùng ngân sách xử lý nợ xấu

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nghiên cứu đề án cụ thể.


Dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng, vừa công bố, tiếp tục gây chú ý khi gợi mở lại khả năng sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.

Trong các nội dung chính của dự thảo, vấn đề trên không được đề cập cụ thể. Nhưng phần phụ lục đưa ra danh mục chương trình liên quan.

Theo đó, dự kiến trong năm 2017, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chínhsẽ trình Quốc hội dự thảo nghị quyết “Đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu”.

Nếu đề án trên được xây dựng và trình Quốc hội, thêm một lần nữa hướng sử dụng ngân sách nhà nước lại được đưa ra, sau 5 năm triển khai đề án xử lý nợ xấu.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Người vay gói 30.000 tỷ không còn phải lo lãi suất tăng gấp đôi

Nếu khoản vay được giải ngân trước năm 2017, người vay mua nhà gói 30.000 tỷ đồng vẫn sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi thay vì phải trả lãi suất thương mại có thể cao gấp đôi.


Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 25, chính thức gỡ rối cho những người vay mua nhà gói 30.000 tỷ đồng được giải ngân sau ngày 31/3/2016. Theo đó, Thủ tướng đã đồng ý phương án gỡ rối của Ngân hàng Nhà nước, trong đó cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn với cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở đã ký trước ngày 31/3.

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Ngân hàng "được mùa" bán tài sản

cho vay thế chấp sỏ đỏ

Từ khi VAMC thu giữ thành công dự án Saigon One Tower nhờ áp dụng Nghị quyết 42, hàng loạt các ngân hàng thương mại rao bán tài sản bảo đảm...

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nguồn tài chính từ việc bán tài sản đảm bảo này bổ sung đáng kể vào thu nhập ngân hàng, từ đó tạo điều kiện để giảm lãi suất.
[​IMG]

Theo VAMC, trong nửa năm gần đây, định chế này liên tục tiến hành các phiên đấu giá tài sản bảo đảm mua về từ trước và hầu hết đều thành công.

Thoải mái rao bán nợ
vay tien xay nha tra gop

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Giám sát tín dụng tiêu dùng lách vào chứng khoán và bất động sản

thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ


Ngân hàng Nhà nước lưu ý hệ thống giám sát hiện tượng cho vay này...

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh.

Văn bản trên yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
Vay vốn ngân hàng xây nhà

Như định hướng thời gian qua, nhà điều hành chính sách tiền tệ yêu cầu các thành viện hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản; thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Xu hướng phát triển vay tiêu dùng ngân hàng trong tương lai

Lịch sử phát triển
lãi suất cho vay ngân hàng agribang

Ra đời trước tiên ở Bắc Mỹ và Châu Âu, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, vay vốn tiêu dùng cá nhân có tốc độ phát triển nhanh chóng. Theo số liệu năm 2012, có hơn 25 nghìn tỷ USD dư nợ cho vay ở khu vực này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất lại ở các quốc gia đang phát triển như Mỹ La tinh, châu Á – Thái Bình Dương…

Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đạt khoảng 188.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2012 và tương đương 5,2% GDP. Hết năm 2014, tổng dư nợ đạt trên 225.000 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2013 và chiếm 6% GDP. Điều đó cho thấy hình thức vay này đầy hứa hẹn và ẩn chứa rất nhiều tiềm năng phát triển.

Về phía chính phủ, đây là công cụ đắc lực thúc đẩy nền kinh tế. Vay tiêu dùng hỗ trợ chính phủ tăng cung tiền, qua đó tăng cầu thị trường, tăng cường lưu thông hàng hóa, tạo cơ hội việc làm và khuyến khích các doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, vay tiêu dùng là sản phẩm còn tương đối mới, đòi hỏi chính phủ cũng phải quan tâm giám sát chặt chẽ đảm bảo sự minh bạch rõ ràng, tránh để hình thức vay này trở thành “cho vay nặng lãi”.